Thiết kế neoweb xây dựng tường chắn

Thiết kế neoweb xây dựng tường chắn

Nội dung bài viết

    Tính toán thiết kế tường chắn đất phải tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế công trình tường chắn công trình thủy lợi theo TCVN 9152:2012. Ngoài ra kết cấu tường chắn neoweb phải tính toán thêm các vấn đề sau:

    1.1 Tính toán ổn định tổng thể mái đất có công trình tường chắn.

    Tính toán ổn định tổng thể mái đất theo quy định trong TCVN 9152:2012 trong đó mô hình hóa kết cấu tường chắn neoweb là một khối đất có các chỉ tiêu cơ lý được cải thiện theo tính toán tại Phụ lục D trong tiêu chuẩn 10544:2014. Việc tính toán ổn định tổng thể có thể thực hiện trên các phần mềm tính toán như Geoslope, plasix...

    1.2. Tính ổn định về trượt phẳng theo mặt đáy móng tường.

    Hệ số an toàn trượt phẳng theo mặt đáy móng tường cho phép [K] được quy định theo TCVN 9152:2012.

    1

    Hình 12 - Mô hình trượt phẳng theo mặt đáy móng tường

    Hệ số an toàn trượt phẳng theo mặt đáy móng tường, K, được xác định theo công thức:

     2

    Trong đó:

    • SRg: Tổng các lực giữ chống trượt phẳng theo mặt đáy móng tường (kN/m).
    • STt: Tổng các lực gây trượt phẳng theo mặt đáy móng tường (kN/m).

    Việc tính toán thiết kế các lực này theo Phụ lục D.

    1.3 Tính ổn định về lật quanh điểm gờ phía trước.

    Hệ số an toàn lật quanh điểm gờ phía trước cho phép [K] được quy định theo TCVN 9152:2012.

    3

    Hình 13 -  Mô hình lật quanh điểm gờ phía trước

    Hệ số an toàn lật quanh điểm gờ phía trước, K, được xác định theo công thức:

    ewr

    Trong đó:

    • SMg: Tổng các mô men giữ chống lật quanh điểm gờ phía trước (kNm/m).
    • SMt: Tổng các mô men gây lật quanh điểm gờ phía trước (kNm/m).

    Việc tính toán thiết kế các mômen này theo TCVN 9152:2012.

    1.4. Tính toán ổn định về sức chịu tải của nền móng tường.

    Hệ số an toàn sức chịu tải của nền móng tường cho phép [K] được quy định theo TCVN 9152:2012.

    4

    Hình 14 -  Mô hình mất ổn định sức chịu tải của nền móng tường

    Hệ số an toàn sức chịu tải của nền móng tường được xác định theo công thức:

    5

    Trong đó:

    • qu: Sức chịu tải của nền móng tường (kN/m2) [1].
    • smax: Ứng suất lớn nhất tác dụng lên nền móng tường, được tính theo l‎ý thuyết phân bố ứng suất của Meyerhof (kN/m2):
    • 7
    • SV: Tổng các lực thẳng đứng tác dụng xuống móng tường, kN/m.
    • B: Độ rộng của móng tường, m.
    • e: Độ lêch tâm của móng tường, được xác định theo TCVN 9152:2012 hoặc tương đương.

    1.6. Tính toán ổn định về trượt phẳng theo mặt đáy lớp neoweb thứ i.

    Hệ số an toàn trượt phẳng theo mặt đáy lớp neoweb thứ i cho phép [Ki] được quy định tương tự như 6.3.2.2.

    8

    Hình 15 -  Mô hình mất ổn định trượt phẳng theo mặt đáy lớp neoweb thứ i

    Hệ số an toàn trượt phẳng theo mặt đáy lớp neoweb thứ i, Ki, được xác định theo công thức:

    11

    Trong đó:

    • SRgi: Tổng các lực giữ chống trượt phẳng theo mặt đáy lớp neoweb thứ i (kN/m).
    • STti: Tổng các lực gây trượt phẳng theo mặt đáy lớp neoweb thứ i (kN/m).

    Việc tính toán các lực này tương tự như Phụ lục D với chiều cao tường (Hi) và bề rộng đáy tường (B’w) tại vị trí lớp neoweb thứ i.

    1.6. Tính toán ổn định về lật quanh điểm gờ phía trước tại lớp neoweb thứ i.

    Hệ số an toàn lật quanh điểm gờ phía trước tại lớp neoweb thứ i cho phép [Ki] được quy định tương tự như 6.3.2.3:

    9

    Hình 16 -  Mô hình mất ổn định lật quanh điểm gờ phía trước tại lớp neoweb thứ i

    Hệ số an toàn lật quanh điểm gờ phía trước tại lớp neoweb thứ i, Ki, được xác định theo công thức:

    we

    Trong đó:

    • SMgi: Tổng các mô men giữ chống lật quanh điểm gờ phía trước tại lớp neoweb thứ i (kNm/m).
    • SMti: Tổng các mô men gây lật quanh điểm gờ phía trước tại lớp neoweb thứ i (kNm/m).

    Việc tính toán thiết kế các mômen này tương tự như 6.3.2.3 với chiều cao tường (Hi) và bề rộng đáy tường (B’w) tại vị trí lớp neoweb thứ i.

     
    Gọi điện Messenger Zalo