ỨNG DỤNG NEOWEB TRONG XÂY DỰNG TƯỜNG CHẮN ĐẤT.
1. ỨNG DỤNG NEOWEB TRONG XÂY DỰNG TƯỜNG CHẮN ĐẤT.
1.1. Tường chắn neoweb trọng lực:
Đây là dạng tường chắn phổ biến và điển hình nhất trong ứng dụng neoweb gia cố tường chắn. Tường chắn trọng lực gồm các lớp neoweb cao 20 cm xếp chồng lên nhau. Độ dốc đứng/ngang = 1:1 ÷ 6:1 (450 – 810). Tường chắn trọng lực cho chiều cao tường H = 1 ÷ 6m. Trường hợp mái đất cao hơn giá trị trên thì cần chia mái đất thành nhiều cấp nhỏ có chiều cao đảm bảo yêu cầu bên trên.
1.2. Tường chắn neoweb gia cố:
Đây cũng là dạng tường khá phổ biến áp dụng gia cố neoweb. Tường chắn neoweb gia cố có thể được áp dụng cho những vị trí có phạm vi đào ít. Gồm các lớp neoweb cao 20cm, kích thước bằng nhau xếp chồng lên nhau kết hợp với lưới địa kỹ thuật (hoặc neoweb gia cố). Độ dốc đứng/ngang = 1:1 ÷ 6:1 (450 – 810 so với phương ngang). Tường chắn gia cố có chiều cao tường H = 3 ÷ 12m. Trường hợp mái đất cao hơn giá trị trên thì cần chia mái đất thành nhiều cấp nhỏ có chiều cao đảm bảo yêu cầu bên trên.
1.3. Tường chắn neoweb kết hợp neo đất:
Đây là dạng tường chắn kết hợp. Trong những trường hợp xuất hiện những cung trượt sâu, vượt qua ngoài tầm bảo vệ của tường neoweb thì kết cấu neo đất được sử dụng bổ sung là giải pháp tối ưu. Tường chắn neoweb bao gồm các lớp neoweb cao 20cm xếp chồng lên nhau bên ngoài kết hợp với hệ thống neo đất bên trong gia cố ổn định chống trượt sâu mái dốc. Độ dốc đứng/ngang = 1:1–6:1 (450 – 810 so với phương ngang). Tường chắn vật liệu neoweb kết hợp với neo đất để áp dụng gia cố các mái đá có độ dốc lớn.
1.4. Tường chắn neoweb gia cố kết hợp với đinh đất:
Đây là dạng cải tiến của tường chắn gia cố, áp dụng cho các mái dốc hạn chế về đào đắp. Cấu tạo tương tự như tường chắn gia cố, cũng gồm các lớp neoweb cao 20cm, xếp chống lên nhau, kết hợp với đinh đất bằng thép mạ kẽm, D16÷D20, dài L=1.5m÷3m, được đóng sâu vào trong nền đất. Giữa đinh đất và neoweb được liên kết bằng hệ thống dây chằng hoặc dây thép neo giữ
1.5. Tường chắn neoweb tự lực:
Đây là dạng tường chắn đất độc lập, không dựa vào mái đất phía sau tường. Áp dụng cho xây dựng đê bao, đê quây… Cấu tạo từ các lớp neoweb 20cm, xếp chồng lên nhau, gia cố cả 2 bên mặt mái dốc tường. Độ dốc đứng/ngang = 1:1 ÷ 6:1 (450 – 810). Tường chắn trọng lực cho chiều cao tường H = 1 ÷ 6m. Trường hợp mái đất cao hơn giá trị trên thì cần chia mái đất thành nhiều cấp nhỏ có chiều cao đảm bảo yêu cầu bên trên.
1.6. Dạng mái dốc kết hợp với lớp neoweb gia cố:
Dạng này không có nhiều hỗ trợ trong việc giúp ổn định tổng thế. Tuy nhiên, dạng kết hợp này rất hiệu quả trong việc gia cố bề mặt, chống xói mòn, đặc biệt phù hợp với lớp đất đắp.
2. ƯU ĐIỂM CÔNG NGHỆ NEOWEB TRONG XÂY DỰNG TƯỜNG CHẮN ĐẤT
Xây dựng tường chắn đất là 1 trong những ứng dụng chủ đạo của công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb. Với những ưu điểm vượt trội về cả mặt kỹ thuật và hiệu quả kinh tế:
Về mặt kỹ thuật:
+ Tường chắn Neoweb cũng giống như các loại tường chắn trọng lực, có khả năng giữ ổn định tổng thể mái dốc.
+ Ngoài ra, tường chắn Neoweb là loại tường chắn mềm, độ linh động cao, có khả năng chống lại lún cục bộ, phù hợp với những khu vực nền đất yếu hoặc có nguy cơ xảy ra động đất.
+ Tường chắn Neoweb, được xây dựng từ những lớp Neoweb dày 20cm, do đó khả năng thoát nước ngang được tăng lên đáng kể, giảm thiểu những hư hỏng do áp lực nước ngầm bên trong tường.
Về mặt thi công:
+ Tường chắn Neoweb được thi công đơn giản, dễ dàng trong mọi điều kiện thời tiết;
+ Thời gian thi công nhanh, giảm 30% thời gian thi công so với tường chắn BTCT và tường chắn đá hộc xây.
+ Thiết bị thi công thông thường, tận dụng được nhân công và vật liệu tại địa phương.
Về mặt kinh tế:
+ Đảm bảo giảm ≥ 10% so với các giải pháp thông thường.
Về mặt môi trường:
+ Tận dụng vật liệu chèn lấp tại chỗ giúp giảm khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển, thi công tường chắn.
+ Ngoài ra, bề mặt ngoài tường chắn Neoweb có thể trồng hoa cỏ tạo mái dốc XANH để phù hợp với cảnh quan khu vực, rất thích hợp cho những khu Resort, nghỉ dưỡng, sinh thái.
3. SO SÁNH GIỮA TƯỜNG CHẮN RỌ ĐÁ VÀ TƯỜNG CHẮN NEOWEB
3.1. So sánh với giải pháp kè rọ đá
NỘI DUNG |
GIẢI PHÁP THÔNG THƯỜNG |
GIẢI PHÁP NEOWEB |
Mô tả kết cấu |
Kết cấu gồm: + Xếp rọ đá 2x1x1 thành tường kè bảo vệ chân mái + Lót vải địa kỹ thuật |
Kết cấu gia cố Neoweb: + Neoweb PRS 660-200 xây dựng tường chắn đất trọng lực. + Lót vải địa kỹ thuật |
Kết cấu điển hình |
||
Thi công |
+ Thi công phức tạp. + Thời gian thi công lâu vì công tác làm và xếp rọ đá phải thi công thủ công. |
+ Thi công đơn giản. + Thời gian thi công nhanh. + Thời gian thi công giảm 50% so với giải pháp thông thường |
Yêu cầu về kỹ thuật |
+ Khó kiểm soát trong quá trình thi công. + Kết cấu tải trọng lớn có thể ảnh hưởng đến sức chịu tải của nền + Sử dụng vật liệu khai thác |
+ Đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật trong cả giai đoạn thi công và khai thác. + Kết cấu có độ linh động cao, có thể chịu được lún lệch, động đất. - Kết cấu thân thiện với môi |
Tuổi thọ |
+ Tuổi thọ công trình thấp. Đặc biệt phụ thuộc vào chất lượng thi công. |
+ Tuổi thọ công trình cao.Vật liệu bảo hành vật liệu trong 30 năm. |
Thi công |
+ Thiết bị và kỹ thuật thi công phức tạp do phải thi công và kiểm soát chất lượng của các ô trồng cỏ |
+ Thiết bị và phương thức thi công thông thường |
Kiểm soát chất lượng |
+ Khó kiểm soát chất lượng, đặc biệt là chất lượng liên kết giữa các ô trồng cỏ. |
+ Dễ dàng kiểm soát chất lượng vật liệu do vật liệu được kiểm tra trong Nhà máy. |
3.2 So sánh tường chắn đá hộc xây và tường chắn neoweb
NỘI DUNG |
GIẢI PHÁP THÔNG THƯỜNG |
GIẢI PHÁP NEOWEB |
Mô tả kết cấu |
Kết cấu gồm: Kết cấu mái kè bên trên: + Không gia cố, chỉ trồng cỏ chống xói Kết cấu Kè bên dưới: Tường chắn đá hộc xây + Tường chắn có độ dốc 5:1, + Móng đá hộc xây dày 1m. + Tường chắn cao 3÷4m |
Kết cấu gia cố Neoweb: Kết cấu mái kè bên trên: + Không gia cố, chỉ trồng cỏ chống xói Kết cấu Kè bên dưới: Tường chắn Neoweb 660-200 + Neoweb 660-200; Chiều cao ô ngăn 200mm + Móng gồm 2 lớp dày 40cm + Tường cao 3÷4m |
Kết cấu điển hình |
||
Yêu cầu về kỹ thuật |
+ Kết cấu cứng nên dễ bị hư hỏng cục bộ. + Kết cấu nặng có thẻ ảnh hưởng đến sức chịu tải của nền đất. + Bề mặt có tình thẩm mỹ thấp. |
+ Đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật trong cả giai đoạn thi công và khai thác. + Kết cấu mền linh động nên ảnh bị hư hỏng cục bộ. + Bề mặt có tình thẩm mỹ cao. |
Thi công |
+ Thi công phức tạp. + Thời gian thi công lâu vì phải sản xuất ô trồng cỏ và lạt mặt. |
+ Thi công đơn giản. + Thời gian thi công nhanh. + |
Tuổi thọ công trình |
+ Tuổi thọ công trình thấp. Đặc biệt phụ thuộc vào chất lượng thi công. |
+ Tuổi thọ công trình cao. + Vật liệu Neoweb được bảo hành vật liệu trong 30 năm. |
Thiết bị thi công |
+ Thiết bị và kỹ thuật thi công phức tạp |
+ Thiết bị và phương thức thi công thông thường |
Kiểm soát chất lượng |
+ Khó kiểm soát chất lượng, đặc biệt là chất lượng liên kết giữa các ô trồng cỏ. |
+ Dễ dàng kiểm soát chất lượng vật liệu do vật liệu được kiểm tra trong Nhà máy. |
3.3. So sánh giữa tường chắn neoweb và tường chắn bê tông cốt thép
NỘI DUNG |
GIẢI PHÁP THÔNG THƯỜNG |
GIẢI PHÁP NEOWEB |
Mô tả kết cấu |
Kết cấu: tường chắn BTCT xây H=3m.
|
Kết cấu: tường chắn gồm các lớp neoweb có chiều cao mỗi lớp 20cm xếp chồng lên nhau. |
Kết cấu điển hình |
||
Yêu cầu về kỹ thuật |
+ Khó kiểm soát trong quá trình thi công. + Kết cấu cứng nên dễ bị hư hỏng cục bộ. + Kết cấu nặng có thể ảnh hưởng đến sức chịu tải của nền đất + Bề mặt có tính thẩm mỹ thấp. |
+ Thi công đơn giản và dễ kiểm soát. + Kết cấu mền linh động nên ảnh bị hư hỏng cục bộ đặc rất phù hợp cho nền đất yếu với độ lún cao. + Bề mặt có tính thẩm mỹ cao. |
Thi công |
+ Thi công phức tạp trong công tác cốt thép ..., kỹ thuật đổ bê tông tường chắn phức tạp. + Thời gian thi công lâu phải làm ván khuôn và cốt thép |
+ Thi công đơn giản với các lớp neoweb cao 20cm xếp chồng lên. + Thời gian thi công nhanh hơn 40 - 50%. |
Tuổi thọ công trình |
+ Tuổi thọ công trình thấp. Đặc biệt phụ thuộc vào chất lượng thi công. + Cốt thép trong BT dễ bị rỉ theo thời gian. |
+ Tuổi thọ công trình cao. + Chịu được mọi điều kiện thời tiết và nước mặt. + Vật liệu áp dụng cho các công trình vĩnh cửu. |
Kiểm soát |
+ Khó kiểm soát chất lượng. |
+ Dễ dàng kiểm soát chất lượng vật liệu do vật liệu được kiểm tra trong Nhà máy. |
Chi phí dự toán |
+ Chi phí xây dựng phần tường cứng: 9,039,281 VNĐ
|
+ Chi phí xây dựng phần tường cứng: 7,774,834 VNĐ --> Giảm hơn giải pháp thông thường: 15% |