Neoweb gia cố mái taluy, mái đê

Neoweb gia cố mái taluy, mái đê

Nội dung bài viết

    Neoweb được sử dụng để gia cố bảo vệ mái dốc, mái đập hồ chứa nước phía hạ lự để thay thế cho giải pháp tấm bê tông lục lăng, giải pháp tấm BTXM lắp ghép hay các giải pháp hiện nay đang được sử dụng. Neoweb khi áp dụng gia cố mái kênh mương và hồ chứa nước sẽ có các dạng áp dụng chính như sau:

    CÁC TRƯỜNG HỢP NEOWEB GIA CỐ BẢO VỆ MÁI DỐC, HỒ CHỨA NƯỚC

    1.1. Neoweb gia cố mái taluy đường.

               

    Kết cấu phần mái neoweb chèn đất trồng cỏ:

    • Lớp vật liệu chèn vào ô ngăn neoweb là lớp đất màu chiều dày từ 10-12cm đảm bảo cỏ sinh trưởng và phát triển
    • Neoclip: dùng kết hợp với cọc sắt bằng thép D10 – D12 có chiều dài trung bình 50cm dùng để cố định các tấm neoweb trên bề mặt mái dốc. Tùy theo một số trường hợp có thể sử dụng kết hợp với dây chằng để thay thế cọc neo nếu phía dưới là màng chống thấm.
    • Lớp neoweb: sẽ được lựa chọn căn cứ theo độ dốc của mái, chiều dài mái, vận tốc của dòng chảy. Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn neoweb

    Kết cấu thông thường khi gia cố mái dốc với độ dốc m=0.75-1.0 (Từ trên xuống dưới)

    • Neoweb 356-100, h=10 cm, kích thước ô ngăn neoweb 22x26cm, chèn đất màu trồng cỏ, dày 12cm hoặc sử dụng Neoweb cải tiến 356-150, chèn đất màu trồng cỏ dày 17cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 1.0-1.25 cọc/m2.
    • Vải địa kỹ thuật
    • Đất nền.

             

    Kết cấu thông thường khi gia cố mái dốc với độ dốc m=1.5-1.75 (Từ trên xuống dưới)

    • Neoweb 445-100, h=10cm, kích thước ô ngăn neoweb 29x34 cm, chèn đất trồng cỏ dày 10cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 1.0-1.25 cọc/m2.
    • Vải địa kỹ thuật.
    • Đất nền.

             

    1.2. Neoweb gia cố bảo vệ mái đập, hồ chứa nước

     

           Thông thường mái đập, hồ chứa nước thường mái có độ dốc lớn m=2-3.0 nên thường lựa chọn loại neoweb có kích thước ô ngăn lớn để tiết kiệm vật liệu và chi phí xây lắp.

    Kết cấu thông thường khi gia cố mái đập, hồ chứa với độ dốc m=2.0-3.0 (Từ trên xuống dưới)

    • Neoweb 660-100, h=10 cm, kích thước ô ngăn neoweb 48x50cm, chèn đất trồng cỏ, dày 12cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 0.5-0.8 cọc/m2.
    • Vải địa kỹ thuật.
    • Đất nền.

               

    2. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA GIẢI PHÁP NEOWEB GIA CỐ MÁI DỐC, HỒ CHỨA NƯỚC

    2.1. Ưu điểm

    2.1.1. Ưu điểm về mặt kỹ thuật

    • Thi công đơn giản, vật liệu dễ gia công lắp đặt.
    • Các ô neoweb giúp việc đổ đất được thuận tiện hơn đặc biệt là các mái dốc có độ dốc lớn.
    • Vật liệu neoweb có độ bền cao không bị ăn mòn bỏi thời tiết và nướ c.

    2.1.2. Ưu điểm về mặt kinh tế

    • Giảm được 10 - 20% chi phí so với phương án khung bê tông trồng cỏ, tấm bê tông lắp ghép.

    2.1.3. Ưu điểm về mặt môi trường

    • Tiết kiệm 60% lượng khí thải carbon (CO2) do sử dụng ít máy móc trong quá trình thi công.
    • Tiết kiệm lượng vật liệu hóa thạch giúp bảo vệ tài nguyên.
    • Có thể sử dụng một số giải pháp trồng cỏ giúp tạo nên môi trường “XANH” xung quanh công trình.
    • Không yêu cầu máy móc nặng để lắp đặt, sử dụng nhân lực địa phương.

    3. SO SÁNH CỦA GIẢI PHÁP NEOWEB VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRUYỀN THỐNG

    3.1 So sánh giải pháp neoweb với giải pháp ô bê tông trồng cỏ

    Mô tả kết cấu

    Kết cấu gồm:

    +   Các ô bêtông lỗ lát mái.

    +   Các ô trồng cỏ mái hạ lưu

     

    Kết cấu gia cố Neoweb:

    +   Neoweb PRS 660-100; Chiều cao ô ngăn 100mm

    +   Chèn đất đắp, dày 12cm.

    +   Trồng cỏ trên bề mặt.

    Kết cấu điển hình

    11 13

    Yêu cầu về kỹ thuật

    +   Khó kiểm soát trong quá trình thi công.

    +   Các ô trồng cỏ dời dạc và dễ bị phá vỡ kết cấu.

    15

    +   Bề mặt có tình thẩm mỹ thấp.

    18

    +   Đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật trong cả giai đoạn thi công và khai thác.

    +   Kết cấu Neoweb nhẹ và liên kết bền vững với nhau.

               

    +   Bề mặt có tình thẩm mỹ thấp.

             

    Giá thành

    Khái toán cho 1m2 mặt đập như sau:

    +  Giá trị xây lắp: 251,477 VND/m2

    +  Chi phí duy tu: 0,00VND/m2

    Þ Tổng cộng: 251,477 (VND/m2).

    Khái toán cho 1m2 mặt đập gia cố:

    +  Giá trị xây lắp: 230,086 VND/m2

    +  Chi phí duy tu: 0,00 VND/m2

    Þ Tổng cộng: 230,086 (VND/m2).

    Thi công

    +  Thi công phức tạp đặc biệt là kỹ thuật ghép nối các ô.

    +  Thời gian thi công lâu vì phải sản xuất ô trồng cỏ và lạt mặt.

    + Thi công đơn giản.

    + Thời gian thi công nhanh hơn so với giải pháp ô bê tông trồng cỏ do tấm neoweb có diện tích lớn.

    Tuổi thọ công trình

    +  Tuổi thọ công trình thấp. Đặc biệt phụ thuộc vào chất lượng thi công.

    +  Tuổi thọ công trình cao.

    +  Vật liệu Neoweb được bảo hành vật liệu trong 30 năm.

    Thiết bị và phương thức thi công

    +  Thiết bị và kỹ thuật thi công phức tạp do phải thi công và kiểm soát chất lượng của các ô trồng cỏ

    +  Thiết bị và phương thức thi công thông thường

    Kiểm soát chất lượng

    -       Khó kiểm soát chất lượng, đặc biệt là chất lượng liên kết giữa các ô trồng cỏ.

     

    -      Dễ dàng kiểm soát chất lượng vật liệu do vật liệu được kiểm tra trong Nhà máy.

     

     

     
    Gọi điện Messenger Zalo